Cách điều trị say nắng nóng với 4 bước nhanh chóng

Chúng ta không thể xem nhẹ tình trạng cảm nắng trong những ngày hè mà nền nhiệt độ luôn ở mức đáng báo động 40 – 45 độ C vì nếu không điều trị say nắng, cảm nắng kịp thời, hệ thần kinh trung ương có nguy cơ bị hủy hoại dẫn đến liệt, mất ý thức và hậu quả nghiêm trọng nhất chính là đột tử.

Bài viết này, mẹ Bắp Nubeauty sẽ chú trọng đưa ra các phương pháp điều trị say nắng, cảm nắng để cả nhà mình có thể biết cách xử lý nhanh chóng, kịp thời khi bản thân mình hoặc những người xung quanh bị để giảm bớt phần nào những hậu quả đáng tiếc do cấp cứu say nắng không đúng cách mang lại.

Các bước điều trị say nắng, cảm nắng

Điều quan trọng nhất khi điều trị say nắng, cảm nắng là chúng ta cần quan sát triệu chứng để nắm bắt được đây là triệu chứng nặng hay nhẹ và nhanh chóng đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.

Để hiểu rõ hơn về bản chất say nắng, cảm nắng bạn nên đọc bài viết: Say nắng, cảm nắng là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh

cach-dieu-tri-say-nang
Đặt bệnh nhân nằm nghiêng và chườm mát, bổ sung nước cho họ

 

1. Giảm thân nhiệt (làm mát cơ thể) người bị say nắng:

Bất kể đang ở trong tình trạng say nắng nặng hay nhẹ, điều đầu tiên chúng ta cần làm chính là phải giảm bớt thân nhiệt của họ bằng một số cách như sau:

+ Đưa bệnh nhân vào trong khu vực mát, thoát khí, nếu có điều hòa thì càng tốt nhưng nên duy trì nhiệt độ ở mức 24 – 25 độ C không nên để quá lạnh sẽ khiến cơ thể bị sốc nhiệt thêm lần nữa.

+ Nếu gần đó có bồn tắm, vòi hoa sen thì hãy đặt người cảm nắng vào bồn tắm hoặc xối vòi hoa sen để cơ thể hạ nhiệt

+ Sử dụng khăn mặt ướp lạnh (nếu không có, hãy thay thế bằng cách bọc vải vào đá lạnh) để chườm cho người bị say nắng vào những vùng có nhiều mạch máu như cổ, bẹn hoặc dưới lá lách – giúp hạ nhiệt nhanh chóng, hiệu quả nhất.

+ Để quá trình giảm nhiệt tốt hơn nữa, chúng ta có thể quạt hoặc sử dụng máy phun sương phả vào người bị say nắng.

+ Nếu họ đang mặc nhiều đồ bí, bạn cũng nên cởi bớt đồ để cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn.

Một số sách báo có nói để hạ nhiệt có thể sử dụng rượu thuốc xoa lên người bệnh nhưng mình đã tham khảo ý kiến của một số bác sĩ và được biết tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp này.

Rượu tuy có tác dụng làm lạnh nhanh nhưng chính hiệu quả quá nhanh đó có thể khiến cơ thể không thích ứng kịp gây đột quỵ.

2. Bổ sung nước mát và chất điện giải:

Say nắng, cảm nắng là tình trạng cơ thể bị sốc nhiệt và mất nước nên bổ sung nước trong tình huống này là cực kỳ cấp thiết.

Nếu bạn đang ở gần hiệu thuốc, hãy chạy ngay tới hỏi mua gói điện giải và pha với nước để người bị say nắng uống, thông thường nếu bị nhẹ thì chỉ cần uống 1 gói nước điện giải là cơ thể đã hồi lên được khá nhiều.

Nếu không gần hiệu thuốc, bạn cũng có thể pha nước muối với nước mát theo tỉ lệ 1 thìa muối/1 lít nước để người bệnh uống. Trường hợp không có muối thì vẫn có thể sử dụng nước lọc bình thường nhưng hiệu quả sẽ không tốt bằng.

Một lưu ý khi cho người bị say nắng uống nước đó là hãy giữ cho họ uống từ từ vì uống quá nhanh có thể bị sốc, sặc khiến tình trạng càng tệ hơn.

3. Giữ bệnh nhân bình tĩnh

Khi bị say nắng, người bệnh rất dễ mất bình tĩnh khiến việc xử lý bị chậm trễ, rối loạn nên nếu gặp tình trạng này, hãy nhẹ nhàng an ủi họ rằng tình huống này là bình thường, chỉ cần bình tĩnh, hạ nhiệt, bổ sung nước là cơ thể sẽ ổn thỏa hơn nhiều.

Cố gắng di dời sự chú ý của họ, giúp họ hít thở nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng khó thở dẫn đến ngất xỉu. Nếu có kỹ năng mát xa, bạn có thể mát xa nhẹ nhàng để làm gia tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ tình trạng bị chuột rút – một trong những triệu chứng khi bị say nắng.

cach-dieu-tri-say-nang-1
Không nên cho người say nắng uống nước đá

4. Đặt bệnh nhân nằm nghiêng về phía bên trái

Khi bị say nắng nặng, bệnh nhân thường có dấu hiệu bị ngất đi. Cách để giữ bệnh nhân an toàn, hạn chế ảnh hưởng tới trung khu thần kinh là đặt họ từ từ nằm thẳng xuống, sau đó xoay người về phía bên trái và để chân trái gặp lại. Trong y học, đây là tư thế phục hồi giúp máu lưu thông tốt vì tim nằm phía bên này.

Nhớ kiểm tra xem bệnh nhân có nôn mửa không để tránh bị ngạt thở nữa nhé, điều này rất quan trọng để không bị đột quỵ.

5. Gọi cấp cứu:

Đối với những tình trạng say nắng nặng như co giật, mê sảng, ngất, mất kiểm soát ý thức thì hãy ngay lập tức gọi cấp cứu, sau đó trong lúc chờ cấp cứu, hãy nhanh nhẹn làm các thao tác trên, tức là: Hạ nhiệt – bổ sung nước – giữ nạn nhân bình tĩnh cho tới khi xe cấp cứu tới.

6. Một số triệu chứng say nắng mà mẹ Bắp Nubeauty nghĩ chúng ta cần gọi cấp cứu ngay

+ Nôn mửa, khó thở, nhịp tim đập nhanh

+ Co giật, ngất lịm, hôn mê

+ Mất nhận thức, không kiểm soát được hành vi, ý thức

+ Nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C

+ Dấu hiệu bị sốc, tai biến (môi và móng tay xanh xao, đầu óc lú lẫn)

Mẹ Bắp Nubeauty nghĩ rằng những kỹ năng xử lý khi gặp tình trạng say nắng, cảm nắng trên là điều cực kỳ cần thiết ai cũng nên nắm rõ để điều trị cho mình và mọi người xung quanh khi cần thiết.

cach-dieu-tri-say-nang-2
Bị chuột rút là dấu hiệu khá phổ biến khi bị say nắng

Một số câu hỏi thường gặp về say nắng, cảm nắng

Hôm trước mình có viết 1 bài tổng hợp từ A – Z về tình trạng say nắng, cảm nắng trong ngày hè và nhận được kha khá câu hỏi của mọi người xoay quanh vấn đề này.

Tiện viết kỹ hơn về cách điều trị say nắng, cảm nắng, mẹ Bắp Nubeauty cũng sẽ giải đáp luôn những thắc mắc của mọi người trong những ngày vừa qua nhé!

1. Có nên cho người say nắng uống nước đá không?

Chúng ta không nên cho người say nắng uống nước đá vì khi người say nắng đang có thân nhiệt cao, uống nước lạnh đột ngột khiến cơ thể mất rất nhiều năng lượng để điều hòa thân nhiệt, điều này khiến các mạch máu co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp nước cho cơ thể.

Vì vậy, mục đích bổ sung nước cho người bị say nắng không đạt hiệu quả, cơ thể vẫn bị mất nước đồng thời còn bị thay đổi nhiệt độ đột ngột nhiều lần khiến cho hệ miễn dịch yếu đi.

2. Triệu chứng say nắng như thế nào?

Trong bài viết trước, mình đã nêu chi tiết nên ở câu hỏi này, mình sẽ list ra những triệu chứng phổ biến nhất để mọi người dễ nhận biết về tình trạng say nắng:

+ Chóng mặt, đầu choáng váng

+ Đau nhói đầu từng cơn

+ Da đỏ lên, người cảm giác nóng, miệng lưỡi khô khốc, háo nước

+ Người không ra mồ hôi nhưng thân nhiệt cao trên 40 độ C

+ Buồn nôn và nôn

+ Nhịp tim đập nhanh, thở nhanh hơn bình thường

+ Thấy người lả đi kiểu cơ yếu, bị chuột rút

+ Không kiểm soát được đầu óc, hành vi, mất phương hướng, ý thức

+ Co giật, hôn mê

3. Có nên gọi cấp cứu khi bị say nắng không?

Nếu người say nắng bị nhẹ và bạn biết cách xử lý thì mẹ Bắp Nubeauty nghĩ không cần gọi cấp cứu, chỉ cần thực hiện đúng các bước điều trị say nắng, cảm nắng như trên là người bệnh sẽ hồi phục dần sau khoảng 1h đồng hồ.

Tuy nhiên, nếu bị say nắng nặng hoặc chúng ta không biết cách sơ cứu thì gọi cấp cứu là điều đầu tiên cần làm để tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn.

cach-dieu-tri-say-nang-3
Người hoạt động ngoài trời nhiều có nguy cơ say nắng cao

4. Có nên đặt người bị say nắng nằm xuống không?

Như đã đề cập ở phần trên, chúng ta nên đặt người bị say nắng nằm xuống ở nơi thoáng mát sau đó xoay người về bên trái để cơ thể dễ phục hồi cũng như các mạch máu lưu thông tốt hơn.

5. Say nắng có thể kéo dài trong bao lâu?

Tùy từng trường hợp mà thời gian say nắng có thể dài hay ngắn. Nếu bạn chỉ bị say nắng nhẹ và điều trị kịp thời thì chỉ khoảng 2 – 3h đồng hồ cơ thể đã đỡ và dần phục hồi.

Nếu bạn bị nặng hơn và cần phải đi viện để điều trị thì tùy từng trường hợp cơ thể bị tổn thương sẽ phải ở viện điều trị ngắn thì 3 – 5 ngày, chậm thì 7 – 10 ngày. Bởi vậy hãy cố gắng xử lý tình trạng say nắng nhanh nhất để cơ thể không bị ảnh hưởng quá nhiều.

6. Có thể bị chuột rút trong khi say nắng không?

Chuột rút chính là một dấu hiệu nhận biết rằng cơ thể bạn bị say nắng do tia UV tác động trực tiếp trung khu thần kinh dẫn đến tình trạng này và nếu nặng hơn có thể sẽ bị co giật.

7. Nên làm thế nào trong khi bị say nắng mà chỉ có 1 mình?

Khi cảm thấy bản thân bị say nắng và chỉ có 1 mình, hãy gọi cấp cấp hoặc người thân cận có khả năng xử lý tình huống này sau đó hết sức bình tĩnh điều chỉnh nhịp thở.

Nếu có thể đi lại hãy di chuyển nhẹ nhàng tới khu vực mát mẻ và uống nước còn nếu cảm thấy di chuyển là quá sức ở thời điểm đó, hãy nằm nghỉ, không nhớ tới tình trạng này và thở thật nhẹ nhàng, đều đặn và chờ người tới xử lý.

8. Đối tượng nào dễ bị say nắng nhất?

Những đối tượng dưới đây thường có nguy cơ bị say nắng cao hơn so với người lớn làm việc ở văn phòng thoáng mát:

Người lớn tuổi hoặc trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém

Người phải làm trong môi trường nắng nóng hoặc bí khí trong 1 thời gian dài như: Thợ mỏ, hầm lò, vận động viên, hướng dẫn viên du lịch, giáo viên thể dục…

Người béo bì, người tiểu đường hoặc có vấn đề về tim, thận, tuần hoàn cũng có nguy cơ say nắng cao hơn so với những người có sức khỏe bình thường.

Người ít ra mồ hôi – tức là những người có tuyến mồ hôi hoạt động không tốt cũng nằm trong nhóm có nguy cơ cao.

Người ít uống nước, ăn rau xanh, hoa quả trong ngày hè khiến cơ thể thiếu nước cũng rất dễ bị say nắng.

9. Có nên uống thuốc giảm sốt khi bị say nắng?

Say nắng khiến thân nhiệt của chúng ta tăng cao, có thể lên tới 40 độ nhưng tuyệt đối không thể sử dụng thuốc hạ sốt trong tình huống này.

Theo các bác sĩ cho biết: Nếu vô tình hoặc cố tình sử dụng thuốc hạ sốt cho người bị say nắng có khả năng tăng nguy cơ chảy máu, làm nghiêm trọng hơn các vết bỏng rát do cháy nắng. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên cho bệnh nhân uống bất kỳ thuốc gì khi say nắng mà không có chỉ định của bác sĩ.

cach-dieu-tri-say-nang-4
Cách điều trị say nắng nóng với 4 bước nhanh chóng

10. Sử dụng kem chống nắng có SPF cao sẽ không bị say nắng?

Kem chống nắng không có tác dụng trực tiếp giúp bạn không bị say nắng tuy nhiên, kem chống nắng có thể bảo vệ cơ thể ngăn chặn tình trạng này.

Khi sử dụng kem chống nắng, tia UV sẽ không tác động trực tiếp được vào cơ thể chúng ta, bảo vệ cơ thể không bị bỏng nắng, cháy da dẫn đến tình trạng sốc nhiệt, mất nước – nguyên nhân chính dẫn đến say nắng.

 

Sử dụng kem chống nắng giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động tia UV và ngăn ngừa tình trạng say nắng

Về việc lựa chọn chỉ số SPF thì mẹ Bắp Nubeauty đã từng đề cập trong rất nhiều bài viết, không phải cứ SPF cao là tốt mà phải phù hợp, ví dụ ở dùng hàng ngày thì SPF 30+ là vừa phải còn hoạt động ngoài trời có thể sử dụng SPF 50+

  • Để hiểu rõ về cách chọn và sử dụng kem chống nắng đúng cách bạn nên đọc bài viết này !

Lời kết cuối cùng

Với bài viết về chủ đều điều trị tình trạng say nắng, cảm nắng và giải đáp những thắc mắc quanh chủ đề này, mình mong muốn cả nhà mình ai cũng có một mùa hè thật vui vẻ, khỏe mạnh mà không phải ở trong nhà suốt ngày vì sợ nắng gắt ảnh hưởng tới sức khỏe.

Chúc cả nhà vui khỏe trong suốt cả mùa hè!