Bà bầu thiếu máu nên ăn gì: TOP 6+ thực phẩm dồi dào sắt

Khoảng 70% phụ nữ mang thai sẽ mắc bệnh thiếu máu thai kỳ, nguyên nhân là do nhu cầu sắt của cơ thể tăng lên gấp 5 đến 7 lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Mẹ Bắp cũng đã từng bị thiếu máu ở giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ nên hiểu rất rõ tác hại của nó như thế nào. Vậy bà bầu thiếu máu nên ăn gì, mẹ Bắp sẽ chia sẻ chi tiết nguyên nhân thiếu máu, tác hại và chế độ dinh dưỡng dành riêng cho các mẹ trong bài viết dưới đây.

Tại sao khi mang thai bà bầu dễ bị thiếu máu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu ở các bà bầu nhưng chủ yếu là do cơ thể thiếu sắt gây ảnh hưởng đến sự sản sinh hồng cầu trong máu. Khi mang thai, nhu cầu sắt của cơ thể sẽ tăng lên từ 5 đến 7 lần, đặc biệt ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu mẹ không cung cấp đủ sắt cho thai nhi thì thai nhi sẽ lấy sắt từ chính cơ thể mẹ dẫn đến tình trạng mẹ thiếu máu.

Thông thường, sắt sẽ được hấp thụ qua đường ăn uống là chủ yếu nhưng lượng sắt này chỉ đáp ứng được từ 5% đến 15% nhu cầu sắt của cơ thể. Bởi vậy mà khi mang thai, các bà bầu cần bổ sung lượng sắt gấp 7 đến 8 lần thì mới đảm bảo được cơ thể mẹ và bé không thiếu máu.

Những mẹ bị ốm nghén, không ăn uống được nhiều thì khả năng thiếu máu là rất cao. Bởi vậy mà trước khi mang thai mẹ Bắp vẫn chăm uống thêm sắt, trong suốt thai kỳ và sau khi sinh mẹ Bắp vẫn kiên trì giữ thói quen này bởi cơ thể hấp thụ sắt qua thực phẩm không thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Ấy thế mà chỉ trong 3 tháng giữa vẫn bị thiếu máu do chế độ dinh dưỡng không được cân bằng.

Thiếu máu ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi như thế nào?

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 36,8% bà bầu tại Việt Nam bị thiếu máu thai kỳ. Khá nhiều bà bầu coi nhẹ vấn đề này bởi nghĩ rằng điều này chỉ gây ảnh hưởng đến mẹ mà không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng thực tế thì nó đặc biệt nguy hiểm cho cả hai.

Đối với bà bầu, thiếu máu sẽ gây ra những nguy cơ sau:

  • Bong nhau non
  • Tăng nguy cơ sảy thai
  • Băng huyết
  • Nhau tiền đạo
  • Tiền sản giật
  • Nhiễm trùng hậu sản
  • Huyết áp thai kỳ
  • Vỡ ối sớm
  • Điều trị hồi sức kéo dài

Đối với sức khỏe của bé thì càng nghiêm trọng bởi khi cơ thể mẹ thiếu máu dẫn đến việc lượng acid folic trong cơ thể cũng thiếu hụt, nguy cơ thai nhi bị dị tật ống thần kinh rất cao. Khi sinh ra, bé cũng sẽ bị thiếu máu do lượng sắt dự trữ trong bụng mẹ ít.

Bé có nguy cơ bị nhẹ cân, đẻ non tháng, tăng tỷ suất và bệnh suất sơ sinh hơn. Ngoài ra, những trẻ bị thiếu máu cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những trẻ khác. Nó còn gây ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của trí não, khiếm khuyết trong hình thành myelin do thiếu sắt.

ba-bau-thieu-mau-nen-an-gi-
TOP 6+ thực phẩm dồi dào sắt

Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?

Thiếu máu thực sự rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé nên chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Vậy chọn thực phẩm cho bà bầu bị thiếu máu như thế nào? Thực đơn rất đơn giản, các thực phẩm đều rất gần gũi và dễ chế biến nên các mẹ không nên quá lo lắng. Những thực phẩm này bà bầu có thể ăn trong suốt thai kỳ, không gây ảnh hưởng cho bé ở bất kỳ giai đoạn nào.

1. Thịt bò

Mẹ Bắp đã ăn nhiều thịt bò đến mức sau khi sinh Bắp cứ thấy thịt bò là sợ. Trong thịt bò có chứa một lượng sắt vô cùng lớn. Trong 100g thịt bò nạc sẽ cung cấp khoảng 3.1 mg chất sắt, tương ứng với 21% lượng sắt mà các bà bầu thiếu máu cần bổ sung mỗi ngày. Nếu thịt bò có cả mỡ thì lượng sắt sẽ cao hơn một chút, khoảng 3,2mg.

Bởi vậy mà mỗi ngày mẹ Bắp đều ăn thịt bò được chế biến dưới mọi hình thức: bít tết, kho, sốt vang, xào, nộm, nấu cháo, nướng… Thịt bò rất dễ chế biến và dễ kết hợp với nhiều loại rau củ quả nên những mẹ bị ốm nghén đều có thể ăn được. Tuy nhiên, tuyệt đối không ăn bò tái mà tất cả đều phải chín để đảm bảo bò không bị nhiễm khuẩn.

2. Bí ngô

Trong bí ngô có chứa rất nhiều sắt, canxi, carotene, kẽm, các chất dinh dưỡng khác. Bí ngô càng chín thì lượng sắt càng cao nên bí ngô không thể thiếu trong thực đơn cho người thiếu máu. Mẹ có thể nấu canh, cháo, làm bánh, nấu súp. Đừng quên kết hợp với những thực phẩm khác nhất là thịt bò, rất dễ ăn và tạo nhiều hương vị cho món ăn.

3. Lòng đỏ trứng gà

Trong các loại trứng thì trứng gà là bổ nhất cho bà bầu bởi lòng đỏ trứng gà có chứa rất nhiều sắt, vitamin A, D, K, B1, B6 rất tốt cho việc sản sinh hồng cầu. Những chất này nhiều gấp 3-4 lần so với lòng đỏ trứng vịt, ngỗng.

Để chế biến các món ăn với lòng đỏ trứng gà thì siêu nhiều trong đó mẹ Bắp hay làm thành váng sữa, flan, muffin đều rất dễ ăn, vừa có thể ăn vặt hàng ngày vừa có thể làm bữa ăn sáng đầy đủ chất dinh dưỡng, nhanh gọn.

4. Bông cải xanh

Trong bông cải xanh có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, điển hình là sắt, canxi, crom, protein, carbohydrate, vitamin C, vitamin A rất tốt cho bà bầu thiếu máu. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng có trong bông cải xanh còn giúp bé phát triển hệ xương tốt hơn, tăng sức đề kháng.

Các bà bầu thiếu máu nên bổ sung bông cải xanh thường xuyên, chế biến thành các món ăn đơn giản như: hấp, luộc, xào, nấu cháo, salad. Có thể ăn kèm cùng ức gà, thịt bò, thịt lợn để tăng thêm dinh dưỡng cho món ăn.

5. Yến mạch

Nếu mẹ nào bị dị ứng với mùi cơm khi mang thai như mẹ Bắp thì không nên bỏ qua yến mạch. Trong 3 tháng đầu, mẹ Bắp không ăn nổi bất cứ một chút cơm nào mà chỉ ăn yến mạch và gạo lứt. Trong yến mạch có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan, vitamin nhóm B, sắt, phốt pho, canxi, protein, magie rất lớn giúp làm giảm tình trạng thiếu máu và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Mẹ có thể làm bánh, nấu cháo đều rất dễ ăn.

6. Rau chân vịt

Theo tìm hiểu của mẹ Bắp thì cứ ½ bát rau chân vịt nấu chín sẽ cung cấp 3,2mg sắt. Ngoài ra, trong rau chân vịt còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin C, beta-carotene, canxi, folate không chỉ bổ máu mà còn tốt cho sự hình thành và phát triển của hệ xương, răng, não của bé.

Mặc dù các thực phẩm trên rất tốt cho các bà bầu bị thiếu máu nhưng các mẹ nên thiết lập một chế độ dinh dưỡng cân bằng, không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm bởi cái gì nhiều cũng sẽ không tốt. Đừng quên uống 2 lít nước mỗi ngày để quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra hiệu quả hơn. Để cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả nhất, các bà bầu nên kết hợp thực phẩm chứa sắt với thực phẩm chứa nhiều vitamin C.

Hiện nay sữa Morinaga cho bà bầu ăn kém luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các thai phụ. Bạn nên đọc bài viết sau:  Review sữa bầu morinaga có tốt hay không?

ba-bau-thieu-mau-nen-an-gi
Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?

Tạm kết

Phía trên là những món ăn bổ máu cho bà bầu,  tại sao phải ăn như vậy mẹ Bắp đều đã giải thích rất kỹ càng. Hy vọng, với những thông tin mẹ Bắp chia sẻ sẽ giúp các bà bầu thiếu máu biết được mình nên bổ sung gì, bổ sung như thế nào là hợp lý.