- Dành cho bé
- Dành cho mẹ
- Dung dịch vệ sinh scion
- Lăn khử mùi Scion
- Marine Omega 3
- Máy Galvanic Face Spa
- Máy rửa mặt Lumispa
- Nước Gấc G3
- Oriflame
- Siberian
- Tips làm đẹp
- Tips mua hàng
- Từ điển mỹ phẩm
Cách nấu cháo gạo lứt cho bé thơm ngon bổ dưỡng
745 lượt xem
Trong những năm gần đây xu hướng với chế độ ăn cùng gạo lứt rất phổ biến, đặc biệt tốt cho những người ăn kiêng hay mắc bệnh tiểu đường huyết áp hoặc xương khớp…
Với nguồn dinh dưỡng tuyệt vời gạo lứt cũng giúp trẻ nhỏ phòng chống nhiều bệnh ngay từ bé. Vậy các mẹ hãy cùng cập nhật những cách nấu cháo gạo lứt cho bé thơm ngon bổ dưỡng nhất nhé!
Gạo lứt và những lợi ích sức khỏe dành cho bé
Vì sao gạo lứt được khuyên dùng hơn gạo trắng thông thường?
Gạo lứt được biết tới là một loại ngũ cốc nguyên cám tốt hơn so với các loại gạo trắng thông thường. Lý do là vì đây là dòng gạo được giữ lại lớp cám ở bên ngoài, đây lại là lớp cám giữ được các chất như vitamin nhóm B, khoáng chất đa dạng, axit béo, protein và enzyme, chất xơ…. đó đều là những dưỡng chất cần thiết và rất tốt cho cơ thể.
Gạo lứt đem nguồn dinh dưỡng dồi dào tới cho các bé
Giúp bé bớt nhàm chán hơn trong bữa ăn: Màu sắc của gạo lứt đa dạng và phong phú bởi lớp cám ở bên ngoài: màu trắng ngà, màu đỏ, màu đen… Bởi thế mẹ có thể tạo ra những bữa ăn màu sắc thu hút sự chú ý tuyệt vời của bé.
Gạo lứt rất tốt cho tiêu hóa ở trẻ: Không chứa quá nhiều tinh bột, hay đường nên gạo lứt giảm thiểu được tình trạng béo phì tăng cân quá mức. Khi tiêu hóa loại thực phẩm này cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều bởi hàm lượng chất xơ lớn.
Giảm thiểu một số bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, tiểu đường: Không chỉ giúp ích cho người lớn giảm thiểu những bệnh mãn tính, đối với trẻ nhỏ cũng tương tự như vậy. Gạo lứt chứa một lợi carb phức tạp, chậm phân giải giảm thiểu lượng đường trong cơ thể rất tốt.
Cung cấp dưỡng chất dồi dào giúp ích cho sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ: Gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như carb, chất xơ, protein, thiamin, riboflavin, niacin, axit pantothenic, folate, canxi, sắt, magie, mangan, phốt pho, kali, kẽm…
Tổng hợp cách nấu cháo gạo lứt cho bé thơm ngon bổ dưỡng
Công thức nấu cháo gạo lứt mềm ngon
Không giống như gạo trắng thông thường việc nấu cháo gạo lứt có phức tạp hơn một chút, bởi gạo lứt thường cứng và khô hơn gạo trắng. Trước hết các mẹ cùng thực hiện nấu cháo gạo lứt theo công thức như sau nhé:
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có:
Gạo lứt 20g – khoảng 1 nắm nhỏ tùy lượng ăn của mỗi bé
200ml nước ấm dùng nấu cháo.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Để giúp cho gạo lứt nhanh chín và mềm hơn các mẹ cần phải dùng gạo lứt để ngâm ngập nước vào trong một chiếc bát ô tô nhé. Thời gian ngâm khoảng từ 30 phút – 60 phút.
Bước 2: Sau khi ngâm gạo lứt mẹ sẽ gạt bỏ hết nước ngâm đó ra ngoài. Sau đó bỏ gạo lứt và nước vào trong nồi và đun lên với lửa liu riu.
Bước 3: Đun tầm 30 – 40 phút bạn sẽ thấy nước bắt đầu cạn, nếu như cháo chưa thực sự nhừ mẹ hãy cho thêm 1 thìa canh nước ấm và khuấy đều lên tiếp tục ninh cho tới khi gạo nở và mềm hoàn toàn nhé!
Cuối cùng mẹ hãy mix thêm các loại thực phẩm khác để có được 1 bát cháo thơm ngon cho bé rồi.
Bạn có thể tìm nguyên liệu tại đây
Công thức nấu cháo gạo lứt giàu dinh dưỡng cho bé
Sau khi hoàn thành công đoạn nấu cháo các mẹ có thể chia nhỏ để làm các bữa ăn trong ngày cho bé. Và bước quan trọng là chế biến những loại thực phẩm khác để bé có thêm dinh dưỡng. Với mỗi giai đoạn mẹ cần căn chỉnh độ mềm và đỗ loãng cháo gạo lứt phù hợp nhất.
Cháo gạo lứt cho bé dưới 1 tuổi: đối với những bé trong giai đoạn học ăn dặm mẹ hãy ray cháo nhuyễn ra cho bé dễ tiêu hóa dễ nuốt hơn.
Cháo gạo lứt dành cho những bé trên 1 tuổi có thể bổ sung thêm gia vị để tăng khẩu vị của bé. Độ đặc của cháo cũng được thay đổi hơn, các thực phẩm đi kèm cũng không cần phải quá nhuyễn để bé quen dần với việc ăn thức ăn thô.
Cháo gạo lứt và cá diêu hồng
Theo như các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu chia sẻ thì cá diêu hồng rất giàu chất selen, vitamin A, kali, acid béo, omega 3 rất tốt cho bé. Đặc biệt các bé đang giai đoạn phát triển biết bò, biết đi…
Nguyên liệu chuẩn bị gồm:
1 bát cháo gạo lứt nấu chín.
1 miếng cá diêu hồng gỡ xương khoảng 20g
Tiến hành thực hiện chế biến cá diêu hồng
Hấp chín với nồi hấp cách thủy, để giảm thiểu mùi tanh của cá diêu hồng các mẹ nên lót thêm 1 lớp xả và gừng lát ở phía dưới miếng cá.
Khi cá chín mẹ gỡ miếng cá nhỏ vừa ăn giúp bé dễ nhai và nuốt hơn nhé. Đồng thời mẹ hãy cắt một vài sợi rau thì là và nấu chín với cháo + cá đã gỡ để tăng hương vị món cháo hơn nha!
Vậy là hoàn thành món cháo gạo lứt cá diêu hồng thơm ngon dành cho bé!
Cháo gạo lứt hạt sen và bí đỏ thơm ngon
Với món cháo này thích hợp cho bé có 1 bữa sáng nhẹ nhàng và chất lượng. Hạt sen bí đỏ rất tốt cho sức khỏe, giàu vitamin hỗ trợ sức đề kháng của bé tốt hơn.
Nguyên liệu chuẩn bị
Bí đỏ, hạt sen mỗi thứ 20g
Bạn nên ninh cháo và hạt sen trước để cả 2 cùng mềm và hòa quyện vị thơm ngon với nhau.
Bí đỏ cắt miếng vừa ăn sau đó bỏ vào đun khoảng 15 phút cùng với cháo.
Cháo bí đỏ hạt sen thơm ngon và có vị ngọt bùi thanh đạm – cung cấp nguồn năng lượng cho 1 buổi sáng tuyệt vời.
Cháo gạo lứt chim bồ câu
Nguyên liệu chuẩn bị
Thịt chim bồ câu phần lườn 20g
Củ cà rốt, hoặc đậu hà lan: 20g
1 bát cháo gạo lứt
Tiến hành thực hiện
Thịt chim băm nhỏ, và phần xương mẹ có thể tận dụng và ninh cùng với cháo để tăng thêm vị ngọt nước hơn nữa.
Mẹ phi hành thật thơm sau đó xào thịt chim chín, bỏ thêm chút dầu ăn mắm muối tăng vị thơm ngon.
Củ hoặc quả nghiền nát sau khi hấp chín hoặc luộc.
Trộn củ quả và thịt chim đã được xào chín vào trong cháo gạo lứt. Với cháo chim bồ câu khi để nguội dễ bị tanh hôi nên các mẹ cần cho con ăn khi ấm nóng nhé!
Ngoài những món ăn cháo gạo lứt kể trên các mẹ có thể mix thêm nhiều loại rau củ cũng như thịt khác như thịt bò, thịt lợn, thịt gà… Các bé cần đa dạng bữa ăn lên để tăng khẩu vị tránh việc chán ăn sợ ăn cũng như đảm bảo dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
Một số lưu ý khi bảo quản gạo lứt cho bé ăn dặm
Các mẹ nên lựa chọn những loại gạo lứt có độ mềm dẻo cao, màu sắc đồng đều để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Ngoài ra quá trình bảo quản cũng cần lưu ý:
– Nếu như vào mùa hanh khô nhiệt độ ổn định mẹ có thể để gạo trong túi zíp hoặc lọ chai ngoài môi trường bên ngoài được.
– Nhưng với mùa nồm ẩm thì nhiệt độ tủ lạnh thích hợp nhất tránh tình trạng ẩm hoặc mốc xảy ra.
– Đối với gạo lứt dạng bột đã được nghiền thì nên để trong hộp kín và trong tủ lạnh.
Bởi lượng ăn của các bé giai đoạn ăn dặm cũng không nhiều nên mẹ hãy mua những túi gạo lứt bán theo cân để tiện chia lượng ăn cũng như bảo quản dễ dàng và tốt hơn nhé!
Cháo gạo lứt cho bé ăn dặm là một trong những món ăn hữu cơ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Mong rằng với những công thức gợi ý trên đây sẽ giúp ích cho các mẹ chế biến ra những món cháo thơm ngon bổ dưỡng nhất dành cho các bé!
Xem thêm: TOP 7 sữa tăng chiều cao cho bé được nhiều bậc cha mẹ quan tâm