- Dành cho bé
- Dành cho mẹ
- Dung dịch vệ sinh scion
- Lăn khử mùi Scion
- Marine Omega 3
- Máy Galvanic Face Spa
- Máy rửa mặt Lumispa
- Nước Gấc G3
- Oriflame
- Siberian
- Tips làm đẹp
- Tips mua hàng
- Từ điển mỹ phẩm
Nên dùng tã dán hay tã quần cho trẻ sơ sinh? Ưu – Nhược điểm từng loại
3635 lượt xem
BỈM (Tã) là một đồ dùng không thể thiếu đối với các bé sơ sinh hiện nay. Không chỉ an toàn và phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ, chúng còn giúp việc chăm sóc bé của các bà mẹ bỉm sữa trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
Trước nhu cầu tiêu dùng ngày một lớn, việc nên dùng tã dán hay tã quần cho trẻ sơ sinh là vấn đề được các mẹ bỉm quan tâm. Tuỳ vào nhiều yếu tố mà tã dán hay quần đều đáp ứng được những nhu cầu riêng.
Vài nét cơ bản về tã dán và tã quần cho bé hiện nay
Tã giấy là một đồ vật không còn xa lạ gì đối với nhiều gia đình hiện nay, nhất là với những nhà đang có trẻ sơ sinh. Thay vì dùng các loại tã vải quấn truyền thống, sự xuất hiện của tã giấy đã phần nào khắc phục được những hạn chế còn tồn tại của chúng. Theo đó, tã giấy không chỉ tạo cảm giác thoải mái, giúp bé dễ dàng vận động mà còn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.
Từ khi xuất hiện, các loại tã giấy đã không ngừng cải tiến theo nhiều hình thức khác nhau nhằm đảm bảo đáp ứng được tốt nhất nhu cầu sử dụng, sự thuận tiện cho các bà mẹ. Hai loại tã giấy đang sử dụng rất phổ biến hiện nay chính là tã loại dán và tã quần. Vì có những đặc điểm riêng biệt nên dùng tã quần hay tã dán cho bé luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Dù là loại tã nào thì chúng cũng đều hướng đến sự thiết kế mỏng nhẹ, có khả năng thấm hút và chống tràn cao. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại tã này chính là ở cách thiết kế và mặc vào cho bé. Tuy nhiên, chính sự khác biệt cơ bản này và thêm một vài chi tiết khác đã khiến nhiều bà mẹ trở nên phân vân hơn không biết nên dùng tã dán hay tã quần cho bé là tốt hơn.
Tã dán và tã quần khác nhau như thế nào?
Mặc dù là loại tã được sử dụng phổ biến hiện nay nhưng cả tã dán và tã quần đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Dựa vào những đặc điểm riêng này, các mẹ sẽ tự có những đánh giá cơ bản là nên dùng tã dán hay tã quần cho bé là phù hợp nhất. Và dưới đây là những ưu nhược điểm của tã dán và tã quần mà bạn nên biết đấy!
1. Ưu – Nhược điểm của tã dán
Tã dán khi được định hình hoạt chỉnh sẽ có hình dáng một một loại quần chip thành cho bé. Trước khi mặc vào cho bé, tã chưa được dán vào và ở dạng phẳng dài. Hai bên hông của tã được thiết kế các mẫu dán có khả năng cố định chắc chắn khi mặc tã cho bé. Nhờ vậy, việc mặc tã dán cho bé là tương đối dễ dàng khi bạn chỉ cần đặt bé nằm ở phần trên của tã, phần dưới quấn qua giữa chân và cố định lại bằng mẫu dán ở hai bên quần.
Tã dán được nhiều bà mẹ bỉm sữa yêu thích không chỉ bởi chúng dễ mặc mà việc tháo cũng rất dễ dàng. Đặc biệt là đối với những bé thường đi tiểu tiện hay đại tiện nhiều, bỉm không chứa đủ. Khi cởi, bạn chỉ cần đặt bé nằm xuống, tháo miếng dán hai bên là có thể bỏ bỉm ra khỏi người bé. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng chất thải bị dính bẩn vào quần áo hay người bé khi thay tã.
Mặc dù giúp các bà mẹ bỉm dán linh hoạt hơn trong việc mặc và thay tã nhưng đôi khi, chúng lại không đảm bảo sự chắc chắn nếu như bé vận động mạnh. Điều này khiến nhiều bà mẹ khá phân vân không biết nên dùng tã dán hay tã quần cho bé. Đặc biệt, mặc dù dễ thay nhưng có một điều khá phiền phức là bạn cần chọn nơi sạch sẽ, thoải mái để chó bé nằm xuống, không thể linh hoạt về vị trí khi thay tã được.
Ưu điểm:
Những đặc điểm của tã dán khiến chúng được các bà mẹ bỉm sữa đánh giá cao là:
- Hai bên bỉm có miếng dán giúp mẹ dễ dàng định hình sao cho bỉm ôm vừa khít với bé, tránh tình trạng bỉm quá rộng hay quá bé so với bé nếu như được cố định từ trước.
- Tã dán hạn chế sự bịt kín, tạo độ thông thoáng và giúp da bé tiếp xúc nhiều với không khí hơn nhưng vẫn đảm bảo tính chống tràn, thấm hút hiệu quả.
- Các loại tã dán thường được thiết kế tương đối mỏng nên có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng mang ra ngoài khi cho bé đi chơi đây đây đó
- Giá thành của tã dán tương đối thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình hiện nay
Nhược điểm:
Mặc dù có nhiều ưu điểm được đánh giá cao nhưng loại tã dán này cũng có những hạn chế nhất định. Vì một vài yếu tố này mà nhiều người đã đắn đo xem nên chọn tã dán hay tã quần cho bé để đảm bảo sự thuận tiện, phù hợp với tính chất vận động của chúng. Theo đó, một số nhược điểm cần lưu ý khi mua và sử dụng tã dán là:
- Các mẫu dán chỉ có tính kết dính trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khoảng thời gian cho phép cùng với sự vận động mạnh của bé, những mẫu dính này sẽ giảm độ kết dính dần và khó giữ được định hình chắc chắn của chiếc tã. Vì thế, nếu bé ham vui, thường xuyên vận động thì có thể làm xô lệch, tuột tã trong lúc chơi đùa.
- Tã dán có thiết kế tương đối mỏng nên thời gian sử dụng chúng cũng không được lâu. Theo đó, ngay khi bé thải nhẹ lần đầu hay chơi đùa quá mức khiến tã bị lỏng là các mẹ đã phải thay tã cho bé. Đây cũng chính là điều khiến nhiều bà mẹ không hài lòng khi sử dụng sản phẩm.
- Mặc dù dễ dàng thay và mặc cho bé nhưng đó là khi bé được nằm ở nơi phù hợp. Do đó, khi thay tã, bạn cần phải tìm một nơi sạch sẽ, êm ái và đảm bảo sự thoải mái cho bé thì mới có thể thay tã một cách nhanh chóng được.
2. Ưu – Nhược điểm của tã quần
Cùng với tã dán, tã quần cũng là một loại bỉm khác được nhiều bà mẹ lựa chọn sử dụng nhiều hiện nay. Mặc dù cùng có hình dáng hoàn chỉnh là một chiếc quần chip nhỏ nhưng bỉm quần có phần đai lưng được cố định bằng chun chắc chắn, không dùng miếng dán để cố định.
Nhờ vậy, dù ở bất kỳ tư thế nào, mẹ cũng sẽ mặc được tã cho bé giống như khi mặc quần. Tuy nhiên với những bé sơ sinh chưa thể đứng vững, hay cựa quậy thì việc mặc tã sẽ hơi tốn thời gian một chút.
Các loại tã quần đều khiến nhiều bà mẹ hài lòng bởi tính chắc chắn của chúng. Vì đai lưng cố định bằng chung co dãn nên bỉm có thể vừa vặn với nhiều bé có vòng bụng khác nhau mà không gây cảm giác khó chịu cho bé. Đồng thời, phần lớn các bỉm quần hiện nay đều được thiết kế dựa trên công nghệ 5 comfort nên vác bé đều cảm thấy thoải mái, dễ dàng vận động khi sử dụng bỉm.
Tuy nhiên, với một số bé có kích thước cơ thể không phù hợp thì bỉm dễ để lại vết hằn trên da khiến bé luôn cảm thấy đau và khó chịu ở phần eo lưng. Điều này có thể dễ khiến bé bị mẩn ngứa vì có một làn da nhạy cảm. Bên cạnh đó, vì có kích thước lớn hơn nên so với tã dán, tã quần thường khá cồng kềnh và chiếm nhiều diện tích khi mang theo.
Ưu điểm:
Nếu đang phân vân nên dùng tã dán hay tã quần cho bé khi bạn nên tham khảo một số ưu điểm tiêu biểu của dòng sản phẩm này:
- Tã quần có thiết kế chắc chắn, được cố định bằng đai lưng thun nên mẹ có thể linh hoạt hơn khi mặc được cho bé ở mọi vị trí và tư thế. Mặc dù sẽ hơi khó khăn một chút nếu bé cựa quậy và không muốn mặc nhưng về cơ bản, dòng sản phẩm này cũng thể hiện tính linh hoạt tốt hơn.
- Vì cố định tốt nên các bé khi mặc tã quần có thể thoải mái vui chơi, vận động mạnh mà không lo tã sẽ bị tuột, xô hay lệch, khiến chất thải tràn ra ngoài. Nhờ vậy, bỉm rất phù hợp dùng cho bé trong khi vui chơi hoặc những bé hiếu động thích chạy nhảy cả ngày.
- Bỉm quần có thiết kế tương đối dày, khả năng chống tràn cao nên thời gian sử dụng cũng nhỏ hơn so với tã dán một chút. Vì thế, khi trời lạnh hoặc trong lúc ngủ thì mẹ có thể dùng bỉm quần cho bé.
Nhược điểm:
Sở hữu không ít ưu điểm nhưng điều đó không có nghĩa là bỉm quần không có những hạn chế. Theo đó, nếu không biết nên dùng tã dán hay tã quần cho bé thì bạn nên biết qua về những hạn chế của dòng sản phẩm này để có một lựa chọn phù hợp nhất:
- Bỉm được thiết kế tương đối dày nhằm nâng cao khả năng chống tràn và sự khít kín nên so với tã dán, giá tã quần có phần cao hơn một chút
- Vì đặc tính thiết kế mà tã quần thường dày và chiếm nhiều diện tích hơn. Do đó, việc mang theo một số lượng lớn tã quần cho bé khi ra ngoài là tương đối cồng kềnh và vất vả với nhiều bà mẹ bỉm sữa.
- Tã quần nổi bật với tính khít kín cao, giảm thiểu nguy cơ chống tràn nhưng ngược lại, chúng cũng là con dao hai lưỡi. Với những bé có làn da nhạy cảm thì việc hạn chế tiếp xúc với không khí có thể hiến bé bị hăm, nổi mẩn ngứa.
Chọn tã cho bé cần dựa trên những tiêu chí nào?
Để biết nên dùng tã dán hay tã quần cho bé thì bạn cần phải đánh giá là lựa chọn mua sản phẩm dựa trên những tiêu chí nhất định. Dựa vào đặc điểm, tính chất hoạt động của bé cũng như các yếu tố từ bản thân mà việc chọn tã cho bé sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Theo đó, dưới đây là một vài tiêu chí bạn có thể tham khảo:
- Đô tuổi của bé: Bé đang phát triển ở mức độ nào? Thông thường, những bé bắt đầu biết bò, đứng hay đi thường rất hiếu động và thường xuyên di chuyển. Vì thế, việc sử dụng một loại tã cố định chắc chắn sẽ thích hợp hơn. Ngược lại, với những bé vừa mới chào đời thì loại tã thông thoáng, mỏng sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.
- Khả năng thấm hút: Với những bé thải nhiều thì bạn nên chọn những loại tã dày một chút, có khả năng khoá lỏng chất thải với lưu lượng tương đối
- Chất liệu của bỉm: Những bé nào có làn da quá nhạy cảm thì nên sử dụng loại bỉm có bề mặt bằng bông sợi để vừa đảm bảo sự mềm mịn, thoải mái, vừa đáp ứng nhu cầu thấm hút tốt, hiệu quả
- Giá thành: Bỉm được chia thành nhiều loại, nhiều thương hiệu với những phổ giá khác nhau. Bạn nên tìm những loại bỉm phù hợp với điều kiện kinh tế để có kế hoạch chi tiêu hợp lý.
Nên dùng tã dán hay tã quần cho bé?
Dù là tã dán hay tã quần cũng đều thấy chúng có những ưu điểm và nhược điểm riêng, thích hợp với từng đối tượng trẻ nhỏ. Vì thế, với những bà mẹ còn đang lăn tăn nên dùng tã dán hay tã quần cho bé thì nên tìm hiểu chính xác, khách quan về từng sản phẩm. Đồng thời, dựa trên nhiều yếu tố, tiêu chí từ bên ngoài bạn có thể đưa ra được lựa chọn thích hợp nhất.
Để trở thành một người mẹ tốt thì việc chọn loại tã thích hợp cho bé là điều rất cần thiết. Với những chia sẻ và phân tích chi tiết trên, mong rằng phần nào đã giúp bạn trả lời được câu hỏi nên dùng tã dán hay tã quần cho bé và đưa ra được phương án lựa chọn tốt nhất nhé!